Sputnik Việt Nam
Lịch sử Liên Xô qua tranh cổ động tuyên truyền
Ở Liên Xô tranh cổ động đã được coi là một trong những phương pháp tuyên truyền hiệu quả nhất. "Vũ khí" tuyên truyền sắc bén, kịp thời, dễ hiểu và nhận được sự phản ứng nhanh - đây là những đặc điểm chính của loại hình nghệ thuật này. Như thường lệ, tranh cổ động có lối biểu đạt rõ ràng và thuyết phục, thường mô tả một số cử chỉ bằng tay.

Bản chất các tranh cổ động Xô viết đã thay đổi trong quá trình phát triển Liên Xô.

Tranh cổ động tuyên truyền bằng hình ảnh thời Cách mạng
Loại hình tranh cổ động Xô viết đã xuất hiện trong những năm cuộc cách mạng vô sản; đảng Cộng sản đã kêu gọi quần chúng nhân dân đấu tranh vì tự do và công lý.
Tranh cổ động thời Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại
Không có gì ngạc nhiên khi công tác tuyên truyền cổ động được gọi là mặt trận thứ ba của Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại .
Chính trên mặt trận này đã áp dụng nỗ lực to lớn nhằm củng cố tinh thần dân tộc Nga đã định đoạt kết cục của cuộc chiến tranh: bộ máy tuyên truyền của Hitler cũng hoạt động rất tích cực, nhưng, chúng đã bị thua trước cơn thịnh nộ của các họa sĩ, nhà thơ, nhà văn, nhà báo, nhà soạn nhạc Liên Xô...

Tranh cổ động hậu chiến
Những tranh cổ động hậu chiến phản ánh những chủ đề chính trị xã hội khác nhau. Nhiều tranh cổ động nói về Đảng Cộng sản, tuyên truyền những khẩu hiệu chính trị và vai trò của nhà lãnh đạo đảng - Vladimir Lenin.
Tranh cổ động tuyên truyền bằng hình ảnh thời Cách mạng
Loại hình tranh cổ động Xô viết đã xuất hiện trong những năm cuộc cách mạng vô sản; đảng Cộng sản đã kêu gọi quần chúng nhân dân đấu tranh vì tự do và công lý.

Một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất – tranh cổ động của họa sĩ Dmitry Moor "Bạn đã gia nhập đội ngũ chiến sĩ tình nguyện chưa?" Người lính Hồng quân, mà sau lưng anh có thể thấy khói từ các nhà máy xí nghiệp, đặt câu hỏi với mỗi người: bạn đã làm những gì để bảo vệ thành quả Cách mạng tháng Mười?

Tranh cổ động đã được gửi đến các mặt trận của cuộc nội chiến cùng với đạn dược.
Trong những năm của cuộc cách mạng và cuộc nội chiến, tranh cổ động đó đã có ý nghĩa rất quan trọng. Khi đó, do điều kiện khó khăn, trong nước đã xuất bản rất ít tờ báo. Và tranh cổ động - loại hình nghệ thuật có lối biểu đạt rõ ràng rất nhanh chóng đến với tất cả mọi người, những khẩu hiệu ngắn gọn cùng với các hình ảnh đã kêu gọi hành động tích cực. Tranh cổ động đã được gửi đến các mặt trận của cuộc nội chiến cùng với đạn dược, đã được dán trên bức tường ở các thành phố đang giáng trả những đòn tấn công của các tướng lĩnh quân đội Bạch Vệ và những kẻ xâm lược nước ngoài. Bên dưới tranh cổ động thường có dòng chữ: "Việc xé giật hoặc dán kín tranh này là một hành động phản cách mạng". Tranh cổ động đã là một vũ khí tuyên truyền và đã được giữ gìn và bảo vệ như vũ khí.
"Hội đồng sáng lập"
"Tháng 2 năm 1917"
" Áp-phich châm biếm "Người sáng lập" của Vladimir Mayakovskiy "
"Xếp hàng ủng hộ Vrangel"
" Hỡi công nông, hãy gia nhập Kỵ binh Đỏ! "
Tranh cổ động thời Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại
Không có gì ngạc nhiên khi công tác tuyên truyền cổ động được gọi là mặt trận thứ ba của Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại .

Chính trên mặt trận này đã áp dụng nỗ lực to lớn nhằm củng cố tinh thần dân tộc Nga đã định đoạt kết cục của cuộc chiến tranh: bộ máy tuyên truyền của Hitler cũng hoạt động rất tích cực, nhưng, chúng đã bị thua trước cơn thịnh nộ của các họa sĩ, nhà thơ, nhà văn, nhà báo, nhà soạn nhạc Liên Xô...

Đất nước đã rán hết sức trong cuộc đấu tranh chống lực lượng xâm lược của quân Đức, vì thế các tranh cổ động trước hết tác động đến cảm xúc của con người - giận dữ, phẫn nộ, đau khổ, lòng dũng cảm, khao khát chiến thắng.

Ngay vào những ngày đầu của cuộc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại đã xuất hiện một trong những tranh cổ động nổi tiếng nhất của những năm chiến tranh "Mẹ-Tổ quốc vẫy gọi!" của họa sĩ Irakli Toidze.

Tranh cổ động này đã được xuất bản với hàng triệu bản bằng tất cả các thứ tiếng của các dân tộc Liên Xô. Họa sĩ tài năng trình bày một hình ảnh tổng quát của quê hương tràn đầy cảm xúc. Tác phẩm này tận dụng tối đa thế mạnh của hình ảnh một người phụ nữ Nga rất bình thường vươn về phía trước và vẫy gọi đàn con của mình đứng lên bảo vệ Tổ quốc.

" Chúng ta đang bảo vệ Matxcơva thân thương "
" Phát-xít xâm lược bắt người dân Xô-viết làm nô lệ cho bọn Đức. Các chiến sĩ Hồng quân, hãy giải cứu! "
" Chúng ta sẽ phất cao cờ Chiến thắng trên Berlin! "
" Những người Xô-viết được giải phóng! Các bạn đã thoát khỏi ách áp bức nô lệ của bọn phát-xít, hãy nhanh chóng trở về quê hương! "
" Hỡi chiến sĩ, chúng tôi ngày đêm mong chờ anh! "
" Chúng ta lọc sạch bọn thù nghịch cặn bã khỏi vùng biển Baltic Xô-viết "
" Cây chổi Hồng quân quét sạch rác rưởi khỏi mặt đất! "
" Hãy báo thù! "
"Chúng ta sẽ tiến đến Berlin "
Tranh cổ động hậu chiến
Những tranh cổ động hậu chiến phản ánh những chủ đề chính trị xã hội khác nhau. Nhiều tranh cổ động nói về Đảng Cộng sản, tuyên truyền những khẩu hiệu chính trị và vai trò của nhà lãnh đạo đảng - Vladimir Lenin. Hai chủ đề phổ biến nhất là cuộc đấu tranh vì hoà bình và sức mạnh của Quân đội Xô viết. Chủ đề lao động cũng được phản ánh rộng rãi. Nhìn chung, tranh cổ động chính trị Xô viết giai đoạn sau chiến tranh đã truyền tải chủ trương củng cố các thành tựu đã đặt được trước đó. Các bậc thầy trong nghệ thuật tranh cổ động tập trung chú ý đến hình ảnh người dân Liên Xô.
" Trí tuệ, danh dự và lương tâm của thời đại chúng ta! "
" Danh dự và vinh quang thuộc về người giáo viên Liên Xô "
" Nông trang viên hãy làm nhà thể thao một vận động viên "
" Chúng ta sẽ là bậc thầy về nghỉ ngơi văn hóa!"
" Thuốc đánh răng Khlorodont "
" Áp-phich quảng cáo ủng cao su "
Hôm nay nghệ thuật tranh cổ động lại bất đầu thu hút sự quan tâm. Những tranh cổ động cũ trở nên tác phẩm quý hiếm mà các nhà sưu tầm chạy đua, người ta thành lập ngân hàng dữ liệu, tỏ ra sự quan tâm đến việc bảo tồn các giá trị văn hoá của Liên Xô cũ và LB Nga.
Made on
Tilda